Tầm nhìn và tên gọi Thiên hà Tam Giác

Nếu mức ô nhiễm ánh sáng là đủ thấp, thiên hà Tam Giác có thể nhìn thấy được bằng mắt thường[6]. Do là một thiên thể khuếch tán, tầm nhìn đến nó bị ảnh hưởng mạnh chỉ bởi một phần nhỏ ô nhiễm ánh sáng, từ có thể nhìn trực tiếp trong bầu trời tối đến rất khó quan sát trên bầu trời ở vùng đô thị hay thậm chí là nông thôn[6]. Với lý do này, thiên hà Tam Giác là một trong những điểm giới hạn trên bầu trời của thang đo bầu trời-tối Bortle[7][8].

Thiên hà Tam Giác đôi khi được gọi một cách không chính thức là Thiên hà Chong Chóng bởi một số tài liệu thiên văn học nghiệp dư[9] và ở một số website công cộng[10]. Tuy nhiên, Cơ sở dữ liệu thiên văn học SIMBAD, một cơ sở dữ liệu thiên văn học chuyên nghiệp chứa các thông tin chính thức về các thiên thể, đặt tên gọi "Thiên hà Chong Chóng" cho thiên thể Messier 101[11] và một vài nguồn thông tin thiên văn học nghiệp dư cũng như các website công cộng khác cũng gọi Messier 101 theo tên gọi này[12][13].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên hà Tam Giác http://astronomy-mall.com/Adventures.In.Deep.Space... http://www.darkatmospheres.com/astro/gallery/galax... http://www.newscientist.com/article/dn9282-androme... http://www.numericana.com/answer/sagan.htm http://www.skyandtelescope.com/resources/darksky/3... http://www.spaceref.com/news/viewpr.html?pid=14321 http://www.starpointing.com/dslr/m33.html http://starrymirror.com/m331103.htm http://www.maa.clell.de/Messier/E/Xtra/Supp/m81nak... http://nedwww.ipac.caltech.edu/